Có rất nhiều cây có thể tạo hình làm bonsai trong bài viết này mình tổng hợp các, nhưng những loại cây dưới đây được cho là phổ biến nhất, cho ra những cây bonsai đẹp nhất và dễ dàng chăm sóc
Cây bồ đề
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa cây đa với cây bồ đề, tuy nhiên đây là 2 loại cây hoàn toàn khác nhau. Cây bồ đề thường gắn liền với hình ảnh chùa chiền bởi nó được biết đến như là loài cây có ý nghĩa trong sự phát triển của Phật giáo, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Không quá khó để có thể tìm thấy những chậu cây bồ đề được tạo dáng bonsai để đặt trong chùa chiền hay các không gian tâm linh.
Cây đa
Cây đa không chỉ là hình tượng phổ biến ở các làng quê Việt Nam, gắn liền với những hình ảnh bến nước, con đò mà còn mang ý nghĩa của sự trường tồn, trường thọ. Trong nghệ thuật bonsai, cây đa được sử dụng nhiều cũng chính vì ý nghĩa đó.
Cây sung
Trong nghệ thuật bonsai, cây sung không thể “vắng mật”. Đặc điểm của cây là thân nhẵn, có màu xám, cành nhỏ, có màu nâu, trên lá non và chùm quả có các sợi lông cong xuống, được che phủ bởi các lớp lông tơ mềm mại màu trắng. Vì dáng cây sung khi được tạo hình sẽ mang đến một hình ảnh rất đẹp, đồng thời cây sung mang ý nghĩa của sự sung túc, giàu có nên nó được các nghệ nhân sử dụng nhiều trong nghệ thuật bonsai.
Cây me
Cây me có nguồn gốc từ châu Phi. Trong tự nhiên, cây me có dáng to, có thể cao tới 20m, được khai thác để làm nguyên liệu gỗ bởi lõi gỗ rất cứng, có màu đỏ sẫm và các lớp dác gỗ màu ánh vàng. Lá me rất nhỏ, mọc theo dạng kép lông chim từ 10 - 40 lá. Hoa có màu vàng nhạt, trái dạng hạt đậu rất chua. Trong nghệ thuật bonsai, cây me được tạo dáng và “thu nhỏ” trông rất đẹp.
Cây tầm bì lùn
Là loại cây có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu và Tiểu Á. Cây có đặc điểm nhỏ, mọc thành bụi, thân màu xám nhạt, lá có hình cặp đôi với lá giữa ở đầu chóp, tới mùa sẽ rụng thay lá. Hoa kết thành từng nhánh ở chót cành, có màu trắng và mùi thơm dễ chịu.
Có rất nhiều cây có thể tạo hình làm bonsai trong bài viết này mình tổng hợp các, nhưng những loại cây dưới đây được cho là phổ biến nhất, cho ra những cây bonsai đẹp nhất và dễ dàng chăm sóc
Cây bồ đề
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa cây đa với cây bồ đề, tuy nhiên đây là 2 loại cây hoàn toàn khác nhau. Cây bồ đề thường gắn liền với hình ảnh chùa chiền bởi nó được biết đến như là loài cây có ý nghĩa trong sự phát triển của Phật giáo, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Không quá khó để có thể tìm thấy những chậu cây bồ đề được tạo dáng bonsai để đặt trong chùa chiền hay các không gian tâm linh.
Cây đa
Cây đa không chỉ là hình tượng phổ biến ở các làng quê Việt Nam, gắn liền với những hình ảnh bến nước, con đò mà còn mang ý nghĩa của sự trường tồn, trường thọ. Trong nghệ thuật bonsai, cây đa được sử dụng nhiều cũng chính vì ý nghĩa đó.
Cây sung
Trong nghệ thuật bonsai, cây sung không thể “vắng mật”. Đặc điểm của cây là thân nhẵn, có màu xám, cành nhỏ, có màu nâu, trên lá non và chùm quả có các sợi lông cong xuống, được che phủ bởi các lớp lông tơ mềm mại màu trắng. Vì dáng cây sung khi được tạo hình sẽ mang đến một hình ảnh rất đẹp, đồng thời cây sung mang ý nghĩa của sự sung túc, giàu có nên nó được các nghệ nhân sử dụng nhiều trong nghệ thuật bonsai.
Cây me
Cây me có nguồn gốc từ châu Phi. Trong tự nhiên, cây me có dáng to, có thể cao tới 20m, được khai thác để làm nguyên liệu gỗ bởi lõi gỗ rất cứng, có màu đỏ sẫm và các lớp dác gỗ màu ánh vàng. Lá me rất nhỏ, mọc theo dạng kép lông chim từ 10 - 40 lá. Hoa có màu vàng nhạt, trái dạng hạt đậu rất chua. Trong nghệ thuật bonsai, cây me được tạo dáng và “thu nhỏ” trông rất đẹp.
Cây tầm bì lùn
Là loại cây có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu và Tiểu Á. Cây có đặc điểm nhỏ, mọc thành bụi, thân màu xám nhạt, lá có hình cặp đôi với lá giữa ở đầu chóp, tới mùa sẽ rụng thay lá. Hoa kết thành từng nhánh ở chót cành, có màu trắng và mùi thơm dễ chịu.